Từ ngàn xưa ở đất nước Mông Cổ xa xôi, để thực hiện những chuyến viễn chinh nhiều ngày, cần nhiều năng lượng và hợp khẩu vị. Người ta đã thực hiện việc ép những miếng đậu hũ dưới những miếng đá lớn. Dưới áp suất hàng ngàn kg, những miếng đậu hũ được ép cho đến khi chúng trở lên dai, giòn và cứng như những miếng nầm dê căng mọng. Việc làm này vừa giúp có nguồn thực phẩm mới ngoài thịt, vừa giúp tăng cường thể lực vì những miếng đậu hũ này có tới 40% Protein (cao hơn thịt bò). 
Váng đậu lụa kho thịt
Váng đậu lụa kho thịt 

Cách làm đậu như vậy vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay ở vùng Đông Bắc, Nội Mông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Người ta gọi đó là Cotton Tofu hay Váng Đậu Lụa vì có những nếp vải xuất hiện lên bề mặt đậu. Cũng có thể gọi là đậu hũ nghìn lớp do sau khi sản xuất, hàng nghìn miếng đậu mỏng chỉ khoảng 2mm xếp chồng lên nhau. 
Váng đậu lụa
Váng đậu lụa sau khi sản xuất 

Để chế biến Váng Đậu Lụa thì có rất nhiều cách khác nhau. Từ xào với rau củ thành món rau củ xào váng đậu cho đến kho cùng thịt, cá để thấm đẫm gia vị. Hoặc chế biến thành hàng ngàn món chay khác nhau như đùi gà chay, đùi gà quấn xả... Cách chế biến nào cũng làm cho váng đậu trở nên dai hơn, giòn hơn và thơm ngậy hơn. Đặc điểm nổi bật nhất của sản phẩm này là giàu protein, vì vậy dù có đun bao nhiêu lâu thì nó vẫn giữ được kết cấu và form dáng của sản phẩm. Các món ăn được làm từ váng đậu lụa vừa ngon, vừa bổ dưỡng. 
Váng đậu lụa, cuốn lại và ép chặt, ướp gia vị thành món đùi gà chay